Đối vớikính cường lực, có thể có một số hiện tượng sau mà trong quá trình lắp đặt hoặc sử dụng, người dùng có thể sẽ gặp phải. Chúng ta cùng tìm hiểu các hiện tượng đó là gì nhé:

1. Hiện tượng kính tự nổ

Hiện tượng kính cường lực tự nổ và giải pháp đã được kính Hải Long đăng tải trong các bài viết trước, các bạn có thể tham khảo qua đường dẫn dưới đây:

1. Nguyên nhân kính cường lực tự nổ:
Nguyên nhân kính cường lực tự nổ

2. Giải pháp cho kính cường lực tự nổ
Giải pháp cho kính cường lực tự nổ


2. Biến dạng quang học

Kính cường lực được sản xuất trên dây chuyền tôi ngang. Khi kính nóng tiếp xúc với con lăn trong quá trình tôi luyện có thể gây ra biến dạng bề mặt do sự suy giảm độ phẳng bề mặt, hiện tượng này còn được gọi là “sóng con lăn”. Sóng con lăn thường được nhận thấy khi có ánh sáng phản chiếu trên kính. Với những tấm kính có độ dày từ 8mm trở lên có thể xuất hiện những vết gằn nhỏ trên bề mặt.

hien-tuong-bien-dang-quang-hoc

3. Tính không đẳng hướng

Tính không đẳng hướng, còn gọi là hiện tượng màu ánh kim xuất hiện trên bề mặt kính tôi nhiệt

Hiện tượng này được hình thành trong quá trình tôi luyện tạo ra những vùng có áp suất khác nhau trong mặt cắt ngang của kính. Vùng áp suất này tạo ra hiện tượng khúc xạ kép trong kính mà có thể nhìn thấy được trong ánh sáng phân cực. Ánh sáng bị phân cực xảy ra ngay trong điều kiện ánh sáng ban ngày bình thường. Lượng ánh sáng bị phân cực phụ thuộc vào thời tiết và góc của mặt trời. Hiệu ứng khúc xạ kép dễ nhận thấy nhất tại một góc nhìn nghiêng hoặc qua kính phân cực. Dưới điều kiện của ánh sáng phân cực, các vùng áp suất trên bề mặt kính cường lực sẽ xuất hiện những đốm màu, đôi khi còn được gọi là “Báo đốm”.

4. Kính dán an toàn tự nứt vỡ

Phần cạnh của tấm kính khi tiếp xúc trực tiếp với khung kết cấu hoặc những vị trí có vít định vị sẽ làm giảm cường độ rìa mép của kính và gây ra hiện tượng nứt vỡ khi có tác động bởi nhiệt độ. Nhiệt độ từ những môi trường khác nhau của phòng như gió điều hòa hay máy sưởi khi tiếp xúc với kính sẽ làm thay đổi nhiệt độ và tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng hai vùng môi trường nóng và lạnh. Ngoài ra còn các yếu tố ngoại cảnh khác như bóng râm của khung cửa, những vị trí dán film cách nhiệt trên kính hoặc vật trang trí sẽ gây nên sự sốc nhiệt đối với tấm kính. Và khi lực kéo tại cạnh kính quá lớn thì hiện tượng nứt vỡ sẽ xảy ra.

kinh-dan-tu-nut-vo


5. Kính bị ố mốc giống vết dầu loang

Trước khi lắp các tấm kính được xếp sát nhau, nước làm ướt kính hoặc thời tiết có độ ẩm cao tạo ra hiện tượng hấp hơi trên bề mặt, phần hơi nước này không bay hơi nhanh, các phân tử nước sẽ tương tác và làm gốc Silicat trong kính bị đẩy ra, lúc này bề mặt kính sẽ không còn giữ được độ nhẵn bóng như lúc đầu mà bị sần nhám, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Chính vì thế nếu kính đã nhận tại công trường mà chưa lắp đặt ngay thì phải bảo quản nơi khô ráo, nếu trong trường hợp bị dính nước thì phải tách từng tấm kính ra dùng giấy lau thật khô lại tấm kính để tránh cho nấm mốc phát triển.

kinh-bi-o-moc